Sơn màu Solid và sơn màu Metallic là 2 màu sơn phổ biến nhất dành cho xe ô tô – xe máy thời nay. Nhưng! Màu sơn nào sẽ phù hợp nhất dành cho chiếc xe cưng tiếp theo của bạn? Qua bài viết này, Toàn Phú sẽ so sánh nhưng ưu điểm và nhược điểm của 2 màu sơn này để bạn có thể quyết định được màu sơn nào sẽ phù hợp nhất với bạn nhé!
ĐỊNH NGHĨA NGẮN GỌN
Sơn màu Metallic (Màu nhũ) được pha chế bằng cách phối trộn bột nhũ nhôm màu bạc vào sơn để tạo độ sâu màu và độ lấp lánh, lung linh hơn so với màu Solid (Màu thịt). Sơn màu Metallic dễ dàng che lắp khuyết điểm trên bề mặt hơn so với màu Solid tuy nhiên việc cân chỉnh màu sắc chính xác khi bạn cần sơn dặm, vá lại sẽ khó khăn hơn.
SƠN MÀU SOLID (MÀU THỊT)
Sơn màu Solid rất phổ biến và giá của nó lại dễ tiếp cận. Với các dòng xe ô tô – xe máy mới hiện nay trên thị trường, ít nhất một đến hai lựa chọn màu Solid sẽ được đưa vào cho các phiên bản xe phổ thông của họ (Ví dụ: Trắng, đen, v.v..) Đối với một số màu Solid độc đáo hơn, có thể bạn sẽ cần chi thêm một khoản nhỏ dành cho màu đó. Sơn màu Solid thường rất đa dạng (Xanh, đỏ, trắng, tím, vàng v.v..) và cung cấp một độ bóng vừa phải và khi cần sơn dặm, vá lại xe nếu có trầy xước, việc cân chỉnh màu cũng sẽ dễ dàng hơn.
SƠN MÀU METALLIC (MÀU NHŨ)
Thông thường nếu bạn mua một xe ô tô – xe máy mới, giá sơn màu Metallic sẽ cao hơn một chút so với màu Solid. Vì sơn màu Metallic khi sơn trong hãng sản xuất sẽ tốn nhiều công đoạn và thời gian hơn, dẫn đến giá bán của xe sẽ cao hơn. Sơn màu Metallic sẽ cho xe một màng sơn sâu, thẫm hơn so với màu Metallic, hiệu ứng tráng gương trên xe sẽ rõ hơn, đôi khi ta còn có thể soi gương. Vì việc cân chỉnh màu sơn sẽ khó hơn đôi chút, nên các bạn hạn chế để xe trầy xước nếu màu sơn xe của bạn là màu Metallic nhé!
SO SÁNH SƠN MÀU SOLID VÀ SƠN MÀU METALLIC
Nếu bạn đã đọc đến đây, thì chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cơ bản của 2 màu sơn này. Cùng so sánh 2 màu sơn này dựa trên các tiêu chí sau nhé:
- Diện mạo
- Che lắp khuyết điểm
- Canh chỉnh màu
DIỆN MẠO
Sơn màu Metallic long lanh hơn dưới ánh nắng mặt trời còn màu Solid lại cho một vẻ đẹp nhẹ nhàng, phẳng phiu hơn. Sơn màu Metallic có độ sâu thẫm và nhìn bắt mắt hơn. Tuy nhiên, khi màng sơn đã mờ theo thời gian, nhìn bằng mắt thường sẽ khó phân biệt được màu Solid và màu Metallic nếu bạn không phải người trong ngành sơn xe.
CHE LẮP KHUYẾT ĐIỂM
Nếu xe của bạn rửa không đúng cách, như lau, chùi xe bằng miếng bọt hoặc bàn chải mà không dùng khăn chuyên dụng, sau một thời gian sẽ có hiện tượng trầy xước do bàn chải để lại, lớp sơn bị hư hại sẽ là lớp sơn bóng bảo vệ ngoài cùng, hay còn được biết đến là lớp sơn bóng 2K bảo vệ (Tìm hiểu thêm về sơn bóng 2K).
Vết trầy xước tại lớp sơn bóng sẽ làm lộ những khuyết điểm của màng sơn khi ở điều kiện ngoài trời, đôi khi vết xước sẽ có hình dạng như màng nhện (Đặc biệt là lớp sơn Metallic), đối với lớp sơn Solid, những vết trầy xước sẽ ít được thấy hơn.
CANH CHỈNH MÀU
Với tất cả các dòng xe khi cần sơn dặm, vá, thì việc cân chỉnh màu cho chuẩn xác nhất đối với màu sơn hiện tại trên xe là cần thiết. Bạn sẽ không muốn nhìn thấy xe cưng của mình có màu sắc không đồng đều đúng ko? Đối với mời Solid, việc cân chỉnh màu sẽ có phần đơn giản hơn nếu so với màu Metallic. Nếu màu sơn hiện tại của xe bạn vẫn còn thịnh hành và các thương hiệu nổi tiếng vẫn sản xuất màu sơn đó thì việc cân chỉnh màu sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các màu sơn đã ra măt từ rất lâu, và các thương hiệu không còn sản xuất thì việc canh chỉnh màu sẽ mất rất nhiều thời gian. Hiện nay với sản phẩm sơn pha sẵn HYPER, các bạn có thể yên tâm về sự đồng nhất màu sắc từ HYPER nhé! Tất cả các công thức màu được HYPER đều được HYPER lưu giữ, dù cho đó là màu có tuổi đời hơn 20 năm.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được góc nhìn rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 loại màu sơn cũng như đưa ra được quyết định về màu sơn xe khi chọn mua xe mới hoặc sơn lại xe của chính mình.